TOP 5 CUNG TREKKING SIÊU ĐẸP NHƯNG ÍT NGƯỜI BIẾT TỚI

Ở miền Bắc ngoài những cung trekking như Bạch Mộc Lương Tử, Lảo Thẩn, Fansipan… vốn đã quá nổi tiếng, bạn có biết vẫn còn nhiều những ngọn núi có cảnh quan rất đa dạng và đặc thù nhưng lại rất ít dấu chân người?

1. Khang Su Văn với độ cao 3012m

Khang Su Văn (hay còn gọi là Phàn Liên San hay U Thái San) đường đường là top 5 trong số những ngọn núi cao nhất Việt Nam. Vậy mà có lẽ bị phủ bóng bởi những cái tên top quá nổi bật đứng trước nó nên Khang chưa bao giờ được đánh giá đúng với những gì mình có. Đặc trưng của cung trekking này là những cánh rừng thảo quả trải dài như bất tận. Ngay cả khi đứng từ trên cao, bạn cũng chỉ nhìn thấy một thảm lá màu xanh mướt phía dưới những thân cổ thụ cao và thẳng. Con đường mòn trekking đưa bạn len lỏi dưới những “đường hầm” thảo quả, ngập một mùa thơm không thể lẫn vào đâu.

checkin Khang Su Văn

trekking miền Bắc

Thảm lá màu xanh mướt phía dưới những thân cổ thụ 

2. Lang thang đồng cỏ hoang Lùng Cúng 2913m 

Lùng Cúng nằm ở Tú Lệ – Yên Bái, từng nằm trong top 10 đỉnh núi cao nhất Việt Nam trước khi bị soán ngôi bởi việc khám phá ra Chung Nhía Vú. Sự xa xôi cách trở về đi lại, cộng với sự phức tạp của văn hóa địa phương khiến cho đỉnh núi này dần chìm vào quên lãng. Để chinh phục Lùng Cúng có 3 cung đường chính là Chế Cu Nha, Lùng Cúng hoặc Tu San, tuy nhiên cung đường Tu San được đánh giá là đẹp nhất. Từ bản Tu San bạn sẽ được đi qua những đồi lau bạt ngàn, những rừng trúc xanh mướt mắt và đỉnh Lùng Cúng, vốn từng là bãi đáp máy bay cũ của thực dân Pháp, trải rộng với đầy những thân cỏ cao dập dìu trong gió cao nguyên.

trekking miền Bắc Lùng Cúng

3. Nam Kang Ho Tao 2881m – Hiểm địa bị lãng quên

Nếu không phải đã lang thang trong làng trek Việt Nam được ít lâu, bạn chắc hẳn chưa từng nghe đến cái tên lạ hoắc Nam Kang Ho Tao. Ngọn núi này đặc trưng bởi sự “khó nuốt”, vào khó mà ra cũng khó. Như thể có một lời nguyền ám lên đỉnh núi khiến cho vẻ đẹp hoang sơ và mê đắm của nó cũng tỉ lệ thuận với độ khó khăn và thử thách. Những vách đá dựng đứng và trơn trượt, những rừng cây rậm rạp che bít cả lối đi, những lòng suối lúc trơ trọi, lúc ngập nước ẩn chứa đầy hiểm nguy nhưng cũng mang lại một sức hút khó cưỡng lại cho những người chinh phục

Nam Kang Ho Tao một địa điểm ít được biết tới

Những vách đá dựng đứng và trơn trượt trên đường đi

đứng trên đỉnh nhìn xuốngthỏa sức ngắm cảnh trên đỉnh nam kang ho tao

4. Pờ Ma Lung 2965m – Lạc lối vườn địa đàng

Pờ Ma Lung đáng ra đã phải có cho mình cái tên mỹ miều là Bạch Mộc Lương, nếu như những người đi trước không nhầm nó với đỉnh Ky Quan San và đặt cho cái tên như bây giờ. Khu rừng Pờ Ma Lung nổi tiếng với sự hoang sơ gần như tuyệt đối và địa hình suối-rừng-vách vô cùng đa dạng và khó nhằn. Bạn có thể dành cả ngày trời chỉ để đi dọc những con suối và thác lớn, để rồi ngày hôm sau lại chỉ thấy rừng già cổ thụ khuất bóng mặt trời. Nhưng cũng vì thế mà cung đường này có được vẻ đẹp không thể lẫn vào đâu.

Pờ Ma Lung cũng trekking hoàn hảo

5. Đường đá cổ Pavi – dấu chân lịch sử

Pavi là cái tên duy nhất trong danh sách này không thực sự là một “đỉnh”, nhưng chắc chắn là một cung đường trekking không thể bỏ qua. Con đường này được người Pháp khởi xướng từ 1927 với mục đích tuần tra, vận chuyển khoáng sản và thảo quả. Gần 5 vạn đồng bào Mông, Dao đã đổ mồ hôi và tính mạng trong 5 năm để hoàn thành 80km đường mòn trải đá. Với sự phát triển của đường xá hiện đại nối liền 2 tỉnh Lào Cai – Lai Châu thông qua đèo Ô Quy Hồ, con đường dần bị lãng quên và bỏ lại giữa rừng sâu, nhưng khoảng 30km đường vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.

Trekking Pavi

Cung đường trekking Pavi

Pavi từ trên cao nhìn xuống